Biến chủng SARS CoV-2 B1427 hay B1429 xuất hiện ở bang California vào tháng 12/2020 có khả năng sinh sản gấp đôi trong cơ thể người bị nhiễm so với các chủng trước đó.
Đây là kết quả từ hai nghiên cứu độc lập của Đại học UC San Francisco và Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles vừa được công bố hôm 23/2.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dịch COVID-19 tái bùng phát nghiêm trọng tại bang California , khiến bang này trở thành điểm nóng dịch bệnh của Mỹ với số ca nhiễm và tử vong tăng cao thời gian qua đã được làm sáng tỏ. Đó là do loại biến thể virus SARS-CoV-2 mới được phát hiện lần đầu tiên ở bang California hồi tháng 12/2020.
Theo kết quả nghiên cứu, biến chủng SARS-CoV-2 ký hiệu B1427 hay B1429 có thể đồng thời "né tránh" hệ thống miễn dịch, ngay cả với những người đã từng có kháng thể COVID-19 cũng như những người đã được tiêm vaccine.
Biến chủng B1427 hay B1429 có thể đồng thời "né tránh" hệ thống miễn dịch. (Ảnh: AP)
Các nghiên cứu cho thấy, bộ gene của biến chủng này có tới 3 đột biến, trong đó đáng ngại nhất là đột biến L452R. Đột biến này không chỉ giúp virus bám chặt hơn vào các tế bào mà còn làm tăng khả năng lây nhiễm tới hơn 40% so với các biến thể khác và gấp 3 lần chủng virus SARS-CoV-2 gốc.
Các nhà nghiên cứu cũng đang lo ngại về khả năng, biến chủng này kết hợp với biến chủng ở Anh trong cùng một bệnh nhân có thể tạo ra một biến chủng mới thậm chí còn nguy hiểm hơn rất nhiều. Và khả năng nước Mỹ phải đối mặt với một làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 là rất cao nếu tiến độ tiêm chủng không được cải thiện và các biện pháp phòng ngừa không sớm được triển khai.
0 Comments
Post a Comment